Vệ Sinh Răng Miệng Khi Mang Thai Như Thế Nào Là Đúng Cách

3 Signs that it’s Time for New Dental Equipment
December 19, 2019 Dental Depot

Vệ sinh răng miệng khi mang thai như thế nào là đúng cách – Hầu hết chị em phụ nữ cũng như gia đình của họ luôn quan tâm đến sức khỏe của “bà bầu” bằng cách tăng cường chế độ dinh dưỡng cũng như thường xuyên đi khám thai theo định kỳ.

Tuy nhiên họ lại quên mất một điều là việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong lúc mang thai cũng có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là những vấn đề răng miệng mà phụ nữ khi mang thai thường mắc phải và cách vệ sinh răng miệng khi mang thai để phòng tránh các bệnh này.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh về răng miệng?

 

Trong thời kỳ mang thai, bạn thường gặp phải những vấn đề về răng miệng gây ra chủ yếu bởi hai nguyên nhân sau:

Trước tiên, răng và lợi của bạn có nguy cơ bị suy yếu đi, do cơ thể có những thay đổi về hoóc môn.

Nguyên nhân thứ hai là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay bị nôn mửa, họ có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thêm đó, họ có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chứa chất glucose hơn bình thường. Chính những điều này đã khiến cho khả năng bị sâu răng tăng cao.

Những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng khiến cho khả năng bị sâu răng tăng cao

Những bệnh về răng miệng thường gặp trong thai kỳ

 

Hầu như việc mang thai không gây khó chịu đến răng, nhưng có tới 90% các bà bầu có triệu chứng viêm nướu. Viêm nướu thai nghén là tình trạng răng miệng phổ biến nhất liên quan đến việc có thai và thường bắt đầu sớm nhất là vào tháng thứ hai của thai kỳ. Nếu bạn đã có bệnh viêm nướu sẵn có, tình trạng này có thể sẽ trầm trọng hơn trong thời gian mang thai. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến viêm nha chu, gây phá hủy không hoàn nguyên các mô nâng đỡ răng dẫn đến mất răng.

Viêm nướu thai nghén là tình trạng răng miệng phổ biến nhất liên quan đến việc có thai

Cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt rất có thể răng của những phụ nữ này sẽ bị sâu và bị bệnh nha chu (bệnh lý viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng. Biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, và cuối cùng là mất răng. Có thể nói phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên). Điều này không tốt cho họ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Phụ nữ có thai thường cần chất dinh dưỡng cho thai nhi nên hay có thói quen ăn vặt. Tình trạng ốm nghén dễ gây nôn mửa khiến cho axit dịch vị trong dạ dày làm mất chất khoáng của răng. Những điều này dễ dẫn đến răng yếu đi và dễ gây sâu răng.

Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng, rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn cùng với những viêm nhiễm nếu có đi kèm. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.

Tình trạng ốm nghén dễ gây nôn mửa khiến cho axit dịch vị trong dạ dày làm mất chất khoáng của răng

Vệ sinh răng miệng khi mang thai như thế nào là đúng cách

Trước tiên, bà mẹ cần phải đi khám răng miệng định kỳ tại những trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe răng miệng của mình. Từ đó mới kịp thời phát hiện một số bệnh và có phác đồ điều trị nhanh chóng, hiệu quả. Chăm sóc răng miệng ở phụ nữ khi mang thai.

Mang thai là quá trình tự nhiên, nhưng phải hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc điều trị, dù cho là bệnh gì. Trong các bệnh răng miệng, nếu bị bệnh người phụ nữ nên đi khám bệnh để nha sĩ có các biện pháp chữa trị phù hợp.

Phụ nữ khi mang thai cần phải kiểm tra răng miệng định kỳ

Thứ hai, cân bằng lại chế độ ăn uống. Tại vì khi mang thai, bà mẹ sẽ có nhu cầu ăn nhiều hơn thường ngày, đặc biệt lại thường có thói quen ăn nhiều đường hơn mức bình thường. Đây chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng – một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Chính vì vậy, các mẹ cần tránh những thức ăn nhẹ có nhiều đường…

Cân bằng lại chế độ ăn uống, cần tránh những thức ăn nhẹ có nhiều đường

Vệ sinh răng miệng cũng là bước quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho phụ nữ khi mang thai. Về việc này, các mẹ nên chú ý đến một số điểm sau: nên đánh răng ít nhất ngày 3 lần sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ; Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng; Súc miệng bằng nước muối pha loãng…

Vệ sinh răng miệng cũng là bước quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng cho phụ nữ khi mang thai

Chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng khi phụ nữ đang mang thai chính là tạo một hành trang cũng như tiền đề vững chắc cho đứa trẻ khi vừa chào đời. Vì vậy, hãy có những phương pháp vệ sinh và bảo vệ răng miệng thật tốt để luôn có một cuộc sống khỏe mạnh.

Nguồn: Kiến thức nha khoa